Tiêm phòng ung thư cổ tử cung và những điều phụ nữ cần biết

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là việc mà các chị em phụ nữ nên quan tâm. Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến xếp thứ 2 ở nữ giới. Và căn bệnh này được xếp thứ 4 về tỉ lệ mắc và tử vong. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung sẽ giúp ngăn chặn được những bệnh nguy hiểm cho phụ nữ.

Hiện nay, ung thư cổ tử cung là mối lo ngại đối với nhiều chị em phụ nữ. Qua bài viết này, Mogo hy vọng sẽ mang đến một số kiến thức nhất định. Giúp cho phụ nữ hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV).

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung-thu-co-tu-cung-la-gi?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam từ độ tuổi 15 – 44.  Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra.

Vacxin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) là gì?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung.  HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như: ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.

HPV lây qua đường nào?

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.

Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót…

Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót…

Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung không?

Tiêm Vacxin là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh này. Vacxin HPV khá an toàn và đem lại hiệu quả cao cho phụ nữ.

Tuy nhiên, tiêm phòng phải hai mũi trở lên thì mới có hiệu quả cao. Nếu bạn chỉ tiêm 1 mũi thì việc bảo vệ cơ thể không hiệu quả.

Tác dụng phụ khi tiêm Vacxin HPV

Tiem phong ung thu co tu cung và tac dung phu

Tùy vào cơ địa của từng người sẽ xảy ra phản ứng với thuốc. Có nhiều người sẽ không bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ. Nhưng vẫn có nhiều bạn gặp phải những tình trạng sau khi tiêm:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng
  • Sốt nhẹ
  • Nổi mề đay.
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Đau khớp
  • Buồn nôn và nôn
  • Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy;

Nếu bạn có dấu hiệu bất thường nào thì hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn.

Lưu ý khi đi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Nên tiêm trong độ tuổi 9- 26 để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Không được tiêm khi đang mang thai. Nên tiêm trước khi lập gia đình để bảo vệ cơ thể tốt hơn. Nếu có thai, thì sẽ hoãn lịch tiêm, sau khi sinh con thì sẽ tiếp tục tiêm.

Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu vô sinh ở nữ giới mà bạn nên biết

Nguồn: Internet