Thực phẩm dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ thực phẩm dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

Rất ít bệnh nhân quan tâm đến việc ăn uống thực phẩm dinh dưỡng thế nào cho hợp lý.

Nhiều bệnh nhân thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát. Còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư. Ơ Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng. Trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị. Và làm giảm thời gian sống của người bệnh.

Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng. Và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.

thuc-pham-dinh-duong-cho-nguoi-benh-ung-thu

                                                     Chế độ thực phẩm dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

Để đảm bảo thực phẩm dinh dưỡng hợp lý. Người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước.

Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao. Sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là cung cấp thêm chất đạm cho khối u như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn.

Một số loại thực phẩm dinh dưỡng cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư

1. Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm. Khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm. Từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá.

2. Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch). Các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn. Gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản. Cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

3. Chất béo: Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định. Trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

4. Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh. Hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

Các phương pháp có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu trong chế độ thực phẩm dinh dưỡng

  • Súc miệng trước khi ăn.
  • Ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng).
  • Ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn ưa thích và không nên ăn nhiều thịt đỏ; sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…

Cần lưu ý

  1. Nên ăn thực phẩm dinh dưỡng mềm hoặc chế biến nhiều nước. Nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tăng tiết nước bọt.

2. Tránh ăn nhiều đường.

3. Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh.

4. Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày.

5. Uống nhiều nước và uống từng ngụm trong vài phút.

Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt như trái cây mềm, phô mai, bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc…Nên tránh ăn cay, mặn.

Tóm lại, một chế độ ăn uống phù hợp đủ thực phẩm dinh dưỡng và năng lượng là rất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe. Chất lượng điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân nên đến khám bác sĩ chuyên khoa ung thư để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng.

Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108