Khi bị sưng hạch bạch huyết, nhiều người thường suy nghĩ bản thân có thể đã mắc ung thư. Tuy nhiên, nhiều khả năng là do nhiễm trùng hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Vậy khi nào sưng hạch bạch huyết có nghĩa là ung thư? Hãy cùng Mogo đi tìm hiểu bài viết này nhé!
Có hai trường hợp xảy ra, một là ung thư bắt đầu từ các hạch bạch huyết – được gọi là các u lympho, nhưng hiếm gặp hơn. Hai là các tế bào ung thư bắt đầu từ nơi khác, sau đó đi qua dòng máu và ở lại trong các hạch bạch huyết. Ung thư hạch bạch huyết có nhiều triệu chứng, từ sưng không đau diễn tiến chậm trong thời gian dài, đến sưng phát triển lớn nhanh trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
Hạch bạch huyết có cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp gần giống với những hạt đậu nhỏ. Có hơn 600 hạch kết thành từng chùm, rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều nhất dưới cổ, nách, háng, ở giữa ngực và bụng. Hạch bạch huyết làm nhiệm vụ lưu trữ các tế bào miễn dịch, hoạt động như một bộ lọc để loại bỏ vi trùng, các tế bào chết và chất thải khác khỏi cơ thể.
Sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu cho thấy hệ thống này đang làm việc quá sức. Nhiều tế bào miễn dịch và chất thải có thể đã tập hợp lại khiến các hạch sưng đau. Sưng thường là do một số dạng nhiễm trùng, nhưng cũng có thể gây ra bởi một tình trạng khác, như viêm khớp dạng thấp, lupus, hoặc ung thư (hiếm gặp). كيفية لعب البوكر
Thông thường, các hạch bạch huyết bị sưng sẽ gần với cơ quan đang gặp vấn đề. Ví dụ, khi bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, các hạch bạch huyết ở cổ có thể bị sưng lên. Phụ nữ bị ung thư vú thường bị sưng hạch bạch huyết ở nách. كيف ربح المال Khi nhiều hạch bạch huyết bị sưng cùng lúc, nghĩa là vấn đề đã xuất hiện ở khắp cơ thể. Chẳng hạn như bệnh thủy đậu, HIV hoặc bệnh bạch cầu, ung thư hạch.
Nếu bạn bị cảm lạnh, đau nhức răng hoặc có vết thương hở không lành, hạch bạch huyết cũng sẽ bị sưng và tự khỏi sau một thời gian. Trong trường hợp bạn không thể giải thích vì sao mình bị sưng hạch, tốt nhất là nên đến bác sĩ để kiểm tra.
Dấu hiệu cho thấy các hạch bạch huyết đã trở nên bất thường bao gồm:
Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng khác kèm theo như:
Trước tiên, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ những nguyên nhân khác ngoài ung thư. Bạn sẽ được kiểm tra thể chất, thăm khám lâm sàng và hỏi về những nguy cơ rủi ro có thể làm sưng hạch bạch huyết, chẳng hạn như:
Bác sĩ cũng sẽ muốn biết bạn đang dùng những loại thuốc gì và tất cả các triệu chứng khác để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong cơ thể.
Ở người trên 40 tuổi, nếu các hạch bị sưng nằm gần xương đòn hoặc phần dưới cổ thì nhiều khả năng là dấu hiệu của ung thư. Hạch bị sưng nằm bên phải liên quan đến phổi và thực quản, bên trái báo hiệu vấn đề ở các cơ quan trong bụng. Đau hạch bạch huyết ở nách nhưng không kèm theo phát ban hoặc vết loét trên cánh tay cũng là dấu hiệu nghi ngờ ung thư.
Bài viết được tham khảo từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.