Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý nguy hiểm đối với các mẹ bầu. Gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Hội chứng này khiến nhiều mẹ lo lắng, vậy làm sao để nhận biết nguy cơ bị bệnh và cách đề phòng, chữa trị như thế nào? Mogo sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về tiền sản giật – Cẩm năng cho mẹ bầu
Nguy cơ nhận biết bị tiền sản giật
Các chị em nên thường xuyên thăm khám sức khỏe để theo dõi bệnh tình cũng như quan sát sự phát triển của thai nhi. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý như:
- Huyết áp tăng cao đột ngột
- Protein niệu: có protein trong nước tiểu, lượng nước tiểu ít
- Đau đầu, đau bụng trên, nôn và buồn nôn
- Thị lực giảm sút: mất thị lực tạm thời, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng
- Lượng tiểu cầu trong máu giảm
- Chức năng gan suy giảm
- Khó thở
- Phù toàn thân

Nguy cơ nhận biết tiền sản giật mẹ bầu nên biết
Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân và triệu chứng của tiền sản giật – Cẩm nang cho mẹ bầu
Nhận biết nguy cơ tiền sản giật từ mẹ
- Mẹ bị một số bệnh lý như: máu khó đông, từng mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận,…
- Huyết áp tăng cao hơn so với trước khi mang thai
- Có người thân trong nhà từng bị bệnh lý này
- Bản thân từng bị bệnh này trong lần mang thai trước
- Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ
- Đa thai, thai to
- Thiếu máu cục bộ tử từ tử cung đến nhau thai
- Phụ nữ mang thai lần đầu
- Phụ nữ mang thai ở độ 35 tuổi trở lên
- Người mẹ có thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe: Hút thuốc lá, rượu bia,…
Nhận biết nguy cơ từ thai nhi
- Đa thai đa ối
- Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm.
- Phản xạ căng tử cung trong đa thai, thai to.
- Thiếu máu cục bộ tử cung – nhau
Cần làm gì để phát hiện nguy cơ tiền sản giật
Để phát hiện bệnh lý này cần thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế, thực hiện các xét nghiệm cần thiết:
- Đo huyết áp
- Xét nghiệm máu, đo nồng độ PlGF và sFlt-1 trong máu mẹ. Bình thường PlGF tăng trong 2 quý đầu của thai kỳ và giảm dần ở quý 3 của thai kỳ. Nếu thai phụ có nguy bị bệnh lý này, chất này sẽ giảm mạnh trong máu mẹ trong suốt thai kỳ.
- Đo huyết áp động mạch trung bình
- Siêu âm bụng, đo chỉ số xung động mạch tử cung
Biến chứng

Theo dõi sức khỏe để đề phòng nguy cơ tiền sản giật
Biến chứng cho mẹ
- Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh: Phù não, xuất huyết não – màng não,…
- Bệnh về mắt: Phù võng mạc, mù mắt,…
- Bệnh thận: Suy thận,…
- Bệnh gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan,…
- Bệnh về tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng),…
- Huyết học: Rối loạn đông – chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm tiểu cầu
- Tăng huyết áp mãn tính, viêm thận mạn,…
Biến chứng cho thai nhi
- Thai phát triển chậm trong tử cung (trên 50%)
- Thai chết lưu trong tử cung
- Đẻ non (40%) do tiền sản giật nặng
- Tử vong chu sinh (10%): Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu đẻ non hoặc biến chứng rau bong non
* Đặc biệt, nếu bị nặng sẽ dẫn đến hội chứng HELLP – tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu. Nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.
Điều trị tiền sản giật
Vì đây là bệnh lý nguy hiểm, các mẹ cần đề phòng và quan sát sức khỏe của mình cẩn thận. Nếu bị bệnh lý này, bạn hãy tham khảo các cách điều trị sau.
Bị nhẹ
- Tiến hành điều trị và theo dõi ngoại trú qua cách đo huyết áp 2 lần 1 ngày.
- Nghỉ ngơi và nằm nghiêng bên trái
- Theo dõi hàng ngày hàng tuần, nếu bị nặng phải nhập viện và điều trị tích cực
- Nếu thai đủ tháng, cần chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa
- Uống đủ 2 – 3l nước mỗi ngày, ăn nhiều đạm và ăn nhạt.
Bị nặng
Khi bị nặng hãy nhanh chóng nhập viện để các bác sĩ theo dõi và chuẩn đoán thích hợp. cần theo dõi huyết áp 4 lần/ ngày, cân nặng và làm các xét nghiệm liên quan. Điều trị tiến hành như sau:
Điều trị nội khoa
- Nghỉ ngơi và nằm nghiêng bên trái
- Thuốc an thần: Diazepam tiêm hoặc uống
- Sử dụng Magnesium Sulfate
- Thuốc hạ huyết áp sử dụng khi huyết áp cao 160/110mmHg
- Thuốc có tác dụng làm giãn các tiểu động mạch, tăng lưu lượng máu đến tim và thận. Ngoài ra, thuốc còn làm tăng lượng máu đến bánh rau
- Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi có nguy hiểm phù phổi cấp và thiểu niệu
Điều trị sản khoa và ngoại khoa
- Nếu bị nặng không kịp điều trị, xảy ra sản giật thì nên chấm dứt thai kỳ dù ở tuổi thai nào. Cần chuẩn bị tâm lý trong 1 – 2 ngày để chủ động chấm dứt tuổi thai.
- Nên mổ lấy thai hoặc sinh thủ thuật khi đã cso chỉ định của bác sĩ về việc chấm dứt thai kỳ.
Có thể thấy, tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. Cần quan sát, theo dõi tình hình sức khỏe trong suốt thai kỳ để bảo vệ cả mẹ và bé.
Nguồn: Bệnh viện ĐK Quốc tế Vinmec