Hệ thống miễn dịch là rào cản tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư. Khi giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Nhiều yếu tố miễn dịch trong cơ thể được hình thành trong giấc ngủ. Khi chúng ta thức suốt đêm dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Một số nghiên cứu đã khẳng định, thức khuya sẽ thúc đẩy khả năng gây ra ung thư vú. Ung thư ruột kết và các bệnh lây nhiễm.
Theo các chuyên gia cả Đông và Tây, trong cơ thể con người có tồn tại đồng hồ sinh học.
Nếu đảo ngược hoàn toàn chiếc đồng hồ này thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.
Cũng như “con đường tới nghĩa địa đang dần ngắn lại”. Dưới đây là 7 tác hại của việc thức khuya.
Vào thời điểm từ 22 giờ đến 23 giờ, là thời gian làn da làm nhiệm vụ bảo trì và tái tạo.
Nếu bạn thức đêm, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc, gây ra rối loạn hệ thần kinh.
Từ đó sẽ làm cho da khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, có mụn trứng cá, tàn nhang, các vết nhăn.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sleep cho thấy, thói quen ngủ muộn có liên quan đến sự gia tăng chỉ số khối cơ thể BMI.
Ngay cả những người ngủ đủ 8 tiếng nhưng thường xuyên thức khuya cũng có ảnh hưởng.
Nghiên cứu này muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của giờ nào bạn đi ngủ chứ không phải số giờ ngủ được.
Khi chúng ta thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi.
Đến ngày hôm sau chúng sẽ rơi vào trạng thái làm việc quá sức, cạn kiệt.
Lúc này, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và các vấn đề sức khỏe khác.
Một thời gian dài thức đêm sẽ gây ra suy nhược thần kinh, mất ngủ, các triệu chứng bất lợi khác cũng sẽ xuất hiện sau đó.
Nghiên cứu cho thấy, những người “ngủ ngày cày đêm” thường có tính khí nóng nảy, thất thường, dễ nổi giận.
Không những thế, thức đêm quá khuya cũng khiến cho các cơ quan nội tạng hoạt động bất bình thường.
Nhịp tim không điều chỉnh kịp thời, gây nên các bệnh tim mạch, huyết áp.
Nhân tế bào biểu mô dạ dày trung bình cứ khoảng 2-3 ngày lại lặp lại một lần cập nhật. Tái thiết mô, hoạt động này thường diễn ra vào ban đêm.
Nếu bạn thức khuya, đi kèm với thói quen ăn đêm, vô tình sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Nếu dạ dày phải làm việc quá nhiều, không đủ thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo lại sức “lao động”. Trong thời gian dài sẽ sinh ra mệt mỏi, ốm bệnh.
Khoảng thời gian từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc, bài tiết độc tố.
Nếu trong giai đoạn này cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc thì gan sẽ không đủ điều kiện tốt để làm việc. Gây ra sự thiếu hụt lượng máu trong gan.
Từ đó làm tổn thương các tế bào, khó hồi phục và sửa chữa những tế bào hỏng.
Các chuyên gia khẳng định, rất nhiều yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ.
Điển hình là chất melatonin- nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, việc thiếu hụt melatonin sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh estrogen từ buồng trứng phụ nữ, tăng nguy cơ ung thư vú cũng như nguy cơ vô sinh.