Tiếp theo ở phần 1, xin mời bạn cùng quan sát những biểu hiện của móng tay để cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm mà cơ thể có nguy cơ mắc phải trong tương lai.
Những vệt màu nâu
Chẳng có gì phải bàn cải khi móng tay của bạn xuất hiện các vệt màu nâu do chấn thương bên ngoài gây ra. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ trở nên đáng báo động nếu vài móng trở lên mắc phải tình trạng này không phải do tác động từ bên ngoài.
Đây có thể là dấu hiệu của cảnh báo căn bệnh viêm màng tim hoặc chứng xuất huyết splinter, xơ cứng bì, vẩy nến, viêm khớp dạng thấp.
Hãy nhanh chóng thăm khám khi móng tay của bạn có dấu hiệu trên.
Những vệt màu nâu nhỏ trên móng “cảnh báo” bệnh.
Móng tay có hột chạy dọc
Bạn có thể tượng tượng bề mặt móng sẽ xuất hiện các đường dọc đứt quãng, tạo nên các hột nhám.
Nếu xuất hiện triệu chứng này, rất có thể sức khỏe đang đối diện với các căn bệnh liên quan tới nội tiết như đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp hay tình trạng thiếu hụt vitamin B, căng thẳng quá mức.
Đừng xem thường triệu chứng này xuất hiện trên móng tay bạn.
Móng tay bị quặp và to bất thường
Móng tay bị quập vào trong và to là hoàn toàn bình thường nếu ông bà cha mẹ bạn cũng tương tự như vậy vì đây được xem là yếu tố di truyền.
Nhưng sẽ là điều bất thường nếu bỗng nhiên móng tay của bạn rơi vào trường hợp này. Đây là dấu hiệu tiềm ẩn của hai căn bệnh viêm phổi kẽ cấp tính và suy tim.
Móng tay bị quặp vào trong và to bất thường.
Móng tay bị vỡ
Rơi vào trường hợp này khi trên bề mặt móng có sự xuất hiện của 1 đường dọc ở chính giữa. Có rất nhiều nguyên nhân khiến móng tay bị vỡ. Tuổi tác, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, suy giáp hoặc căn bệnh mạch máu ngoại biên…
Ngoài ra, suy dinh dưỡng, tổn thương ngoài da, người tiếp xúc thường xuyên với xà phòng, chất tẩy móng hoặc môi trường làm việc quá lạnh cũng làm cho móng tay của bạn trở nên dễ vỡ.
Móng tay xuất hiện đường nứt chính giữa.
Vì vậy, đừng nên xem thường khi bản thân xuất hiện triệu chứng trên, hãy nhanh chóng thăm khám để loại trừ các yếu tố nguy hiểm. Sau đó, có phương án điều trị kịp thời nhất.
Những trường hợp vỡ móng do tổn thương ngoài da hoặc đặc thù môi trường làm việc, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách thường xuyên sử dụng các chất dưỡng ẩm trên da hoặc bôi kem đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Móng có đường ngang lõm
Các đường ngang chạy qua bề mặt móng tay của bạn và để lại những vết lõm, tùy mức độ nặng hay nhẹ mà vết lõm sâu hay không. Bạn có thể quan sát kỹ hơn thông hình dưới.
Khi móng của bạn rơi vào trường hợp này, hãy mau chóng thăm khám sức khỏe tổng quát vì các đường ngang lõm là triệu chứng biểu hiện của rất nhiều căn bệnh.
– Suy dinh dưỡng, tim mạch, gan, viêm phổi.
– Căn bệnh nhiễm trùng như quai bị, sỏi, sốt ban đỏ và căn bệnh rối loạn chuyển hóa.
– Ngoài ra, vất lõm này còn xuất hiện khi cơ thể đang trong quá trình hóa trị ung thư.
“Tiềm ẩn” nhiều bệnh khi móng có triệu chứng này.
Móng có hình muỗng
Móng tay có hình dạng như một chiếc muỗng khi hướng mọc hất ra ngoài, sờ vào mềm. Thậm chí, những trường hợp nặng có thể chứa được nước bên trên.
Thông thường, khi có triệu chứng ngày, cơ thể của bạn sẽ đối diện với căn bệnh tiếu máu do thiếu sắt hoặc bệnh liên quan tới gan, thậm chí chứng suy tim nguy hiểm.
Móng lõm do thiếu sắt.
Bong móng
Đây là tình trạng rất dễ gặp ở nhiều người, phần móng dễ dàng bong khỏi nền móng bất kỳ lúc nào. Kèm theo đó, móng bị bong có màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây rất khó coi.
Ngoại trừ nguyên nhân do chấn thương, bong móng bắt nguồn từ những điều khác đều khá nguy hiểm. Có thể kể tới như bệnh vẩy nến, bệnh về tuyến giáp hoặc phản ứng của cơ thể trước một sản phẩm thuốc…
Bong móng do nhiều nguyên nhân.
Nhiễm trùng quanh móng
Nhiễm trùng quanh móng là triệu chứng mà vùng khóe, mô mềm bao quanh móng tay trở nên đỏ, sưng đau.
Tình trạng này có thể kéo dài trong vài giờ hoặc diễn ra hơn 6 tuần. Nếu trên 6 tuần, hãy xem xét lại các yếu tố như chấn thương, nhiễm trùng, dị ứng. Ngoài ra, có thể đây là triệu chứng của căn bệnh vẩy nếu, tiểu đường thậm chí nguy cơ HIV.
Nhiễm trùng quanh móng phải nhanh chóng thăm khám.
Cắn móng tay
Cắn móng tay được xếp vào nhóm thói quen xấu của con người. Thông thường, khi cảm thấy lo lắng, bất an, cô đơn, nhiều người sẽ đưa móng tay lên cắn. Điều này hoàn toàn không tốt, vừa ảnh hưởng tới thẩm mỹ vừa khiến cho cơ thể có nguy cơ mắc rất nhiều căn bệnh do chính đôi tay ‘bẩn” mang lại.
Cắn móng tay là thói quen xấu nên từ bỏ.
Mời bạn xem lại: Móng tay “nói gì” về sức khỏe của bạn (phần 1).
Vạn Phúc (Theo The Science of Eating)