Đóng đường hay còn gọi kết tinh là trạng thái mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt (bao gồm hạt mịn và hạt to). Trước hết, chúng sẽ kết tinh ở dạng huyền phù (mịn) sau đó sẽ chuyển sang kết tinh ở dạng hạt. Và tùy thuộc vào loại mật nào mà mật ong kết tinh ở nắp chai, đáy chai, hoặc ở cả đáy và nắp chai.
Nguyên nhân chủ yếu của việc đóng đường của mật ong là do trong mật ong có chứa một loại đường là đường glucoza. Chính đường glucoza sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa (ở trạng thái rắn) khi ở điều kiện thiếu nước. Với tỷ lệ đường glucoza càng cao, thì sự kết tinh sẽ tỉ lệ thuận với mật độ đường đó.
Lượng đường glucoza trong mật ong càng cao, thì mật sẽ càng dễ bị kết tinh. Hay nói cách khác hiện tượng này là đóng đường.
Bên cạnh đó, điều kiện môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng đến chất lượng mật ong. Việc bảo quản mật ong bị ảnh hưởng bởi độ ẩm. Vật dụng dự trữ mật ong cũng một phần ảnh hưởng đến quá trình kết tinh của mật ong.
Câu trả lời luôn là không.
Bởi lẽ, khi kết tinh, mật ong chỉ chuyển từ dạng lỏng sang dạng đặc và ngược lại. Tất cả các thành phần và các chất có trong mật ong không mất đi, mà vẫn được giữ nguyên với cùng một thể tích.
Nhiệt độ hợp lý để tránh hiện tượng kết tinh ở mật ong là dưới 50°F (<10°C).
Nhiệt độ ấm 70-81°F (21-27°C) sẽ không gây ra hiện tượng kết tinh.
Vậy nên, việc kết tinh (đóng đường) ở mật ong là một hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt được mật ong đóng đường theo dạng cứng, rắn chắc và kết tinh dạng mịn và dễ dàng tan ngay trong miệng. Vì mật ong giả, khi pha đường sẽ bị đóng đường ở dạng rắn rất cứng, đây cũng là một cách phân biệt mật ong giả và mật ong thật chính xác.
Có thể bạn quan tâm
Lợi ích của mật ong trong cuộc sống
Phân biệt mật ong nguyên chất và mật ong pha đường