Cảm hàn hàng tháng không khỏi, hãy đi tìm củ ráy

Nếu bạn thấy trong người ớn lạnh, sợ rét, sợ gió, mình mẩy đau mỏi, có thể bạn đã bị cảm phong hàn.

Tại sao nhiễm cảm hàn?

Những người có thể chất yếu khi phải dầm mưa dãi gió, thường xuyên ra ngoài trời lạnh rất dễ bị cảm hàn. Bệnh này không chỉ xảy ra vào mùa đông mà có thể gặp vào mùa hè, nhất là những người hay ra mồ hôi, tắm vào buổi tối, tắm biển đêm…

Khi hàn tà xâm phạm qua bì mao (chân lông), người bệnh sẽ có các triệu chứng ớn lạnh, rùng mình, sợ gió, sợ rét, toàn thân uể oải, chân tay mỏi mệt không muốn động vào việc, mạch nhanh, thậm chí sốt, buồn nôn.

Người bệnh nhẹ có thể đánh cảm, xông lá, uống thuốc vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, có những người bệnh nặng kéo dài hàng tháng trời. Do bệnh không diễn biến cấp tốc nên người mắc cảm hàn thường có tâm lý chủ quan, “đợi” đến khi nào khỏi thì khỏi.

Nếu không điều trị dứt điểm sớm, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như ho lâu ngày không khỏi, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, đau đầu, cơ thể suy nhược, bệnh tái phát khi thay đổi thời tiết.

Củ ráy “thần hiệu” với cảm hàn

Bà Huyên (Quảng Xương, Thanh Hóa) kể: “Tôi có thời kỳ bị cảm hàn nửa năm không khỏi, gặp đủ thầy đủ thuốc, cả tây y, đông y mà người vẫn rét run, không làm được việc gì. Cho đến khi được một bạn chỉ cho cách dùng củ ráy đánh cảm, tôi mới hết bệnh”.

Củ của cay ráy là phương thuốc

Cây ráy trông khá giống cây dọc mùng hay cây khoai nước, cần phân biệt cẩn trọng. Người bình thướng nếu lỡ ăn phải củ ráy sẽ bị dị ứng, ngứa rát miệng và cổ họng do độc tố sapotoxin.

cay ray 

Cách sử dụng củ ráy chữa cảm hàn:

Người bị cảm hàn cắt đôi củ ráy tươi chà thử vào mu bàn tay, nếu không ngứa thì có thể dùng một nửa củ ráy này chà vào sống lưng. Thông thường, những người cảm hàn thực sự sẽ không thấy ngứa khi xát củ ráy lên da (người không bị cảm hàn sẽ thấy ngứa). Nếu người khác dùng củ ráy đánh cảm cho người bệnh thì phải đeo bao tay để tránh bị dị ứng độc tố sapotoxin.

Một nửa củ ráy còn lại thái lát đun với nước thật sôi, gạn lấy một bát uống. 

Làm như vậy khoảng 5 lần sẽ khỏi bệnh.

Phương pháp phòng tránh cảm hàn:

Không tắm đêm, không tắm biển muộn.

Giữ đầu, cổ ấm khi ra ngoài trời lạnh.

Luôn mang áo mưa, ô che khi trời mưa.

Tập thể dục, ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Chúc bạn sống khỏe!

Hà My (Theo Sức khỏe và Đời sống)