Bệnh cường giáp là một căn bệnh rất phổ biến nhưng nhiều người thường ít quan tâm. Rất nhiều người còn không biết chúng là loại bệnh gì, đến lúc mắc phải các triệu chứng vẫn không thể nhận ra. Cùng Mogo tìm hiểu loại bệnh này để đối chiếu với bản thân, sớm xác định tình trạng sức khỏe của mình và áp dụng cách phòng ngừa bệnh bạn nhé.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedow – Bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp….
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân…
Hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. Nếu có quá nhiều hormone tuyến giáp, mọi chức năng của cơ thể đều có xu hướng gia tăng. Vì vậy nhiều người bệnh có các triệu chứng sau:
Trong gia đình họ hàng gần, có thể là bố mẹ, anh chị em ruột, ông bà,… có người mắc bệnh cường giáp hoặc rối loạn tự miễn khác thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn bình thường.
Hệ gen của con người vô cùng phức tạp, trong đó một số loại gen có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch để nhận dạng các protein của cơ thể với protein ngoại lai có nguy cơ gây bệnh. Khi đó hệ miễn dịch chỉ sản xuất kháng thể vô hiệu hóa protein ngoài cơ thể. Tuy nhiên nếu khiếm khuyết các gen này hoặc sai cấu trúc, người bệnh có nguy cơ cao bị mắc loại bệnh này.
Ngoài ra, có thể bệnh nhân gặp nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, sử dụng quá nhiều hoặc quá ít iot, thay đổi nồng độ hormone sinh dục, tác dụng phụ của thuốc điều trị, hút thuốc lá, bệnh lý về mắt,…
Tập thể dục là một trong những phương pháp để cải thiện sức khỏe cơ thể. Năng tập thể dục giúp cho bạn chủ động nâng cao sức đề kháng, trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn, phòng ngừa các bệnh ở tuyến giáp.
Các thực phẩm có nhiều chất oxy hóa nên được ưu tiên hàng đầu trong phòng ngừa bệnh cường giáp. Nên ăn nhiều hoa quả mọng nước như dâu tây, họ nhà cam, các loại rau xanh họ cải như cải xoăn, súp lơ,… chúng có tác dụng điều hòa tuyến giáp.
Tập thể dục và ăn uống điều độ giảm nguy cơ mắc bệnh cường giáp.
Cung cấp thiếu hoặc thừa iốt đều là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tuyến giáp, vì thế hãy đảm bảo các bữa ăn hàng ngày cung cấp đủ lượng chất này mà cơ thể cần. Đặc biệt phụ nữ mang thai là đối tượng cần tăng cường bổ sung iot để tăng cường sức khỏe của mẹ, giúp thai nhi phát triển trí tuệ tốt hơn, phòng ngừa biến chứng thai kỳ.
Bổ sung một lượng vừa đủ và đa dạng các loại muối
Bệnh cường giáp không liên quan đến virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng, vì thế nếu bạn đang thắc mắc là bệnh cường giáp có lây không thì câu trả lời là bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Những người có tuyến giáp hoạt động quá mức ở giai đoạn nặng phải đối mặt với vô số vấn đề, thậm chí có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Các biến chứng có thể bao gồm:
Hơn 60% những người bị bệnh tuyến giáp không được chẩn đoán. Điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể của bạn trước khi các triệu chứng trở thành các vấn đề đe dọa tính mạng.
Như vậy, thông qua bài viết bạn có thể nắm rõ hơn cơ chế hoạt động của loại bệnh này, đồng thời áp dụng các cách phòng tránh hiệu quả, mang đến cho bản thân một sức khỏe tốt để giảm các nguy cơ mắc bệnh cường giáp.
Nguồn: tamanhhospital.vn
Xem thêm:
Bệnh gout là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Thận trọng với chứng chán ăn của người lớn