7 Thực phẩm giúp hỗ trợ trị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn

Hiện nay, Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong các bệnh về đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt phổ biến ở 30-50 tuổi. Trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, tình trạng viêm loét có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư,…

Chính vì vậy, người bệnh không nên xem thường. Cần tích cực chữa bệnh bằng thuốc kết hợp với các thực phẩm hỗ trợ cho điều trị, giúp thời gian khỏi bệnh nhanh hơn.

Các Viện Y học trên thế giới đã nhận định vai trò của thực phẩm đối với bệnh viêm loét dạ dày. Được biết sản phẩm không phải là thuốc chữa bệnh nhưng nếu phối hợp đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị bệnh, tăng nhanh thời gian hồi phục cho người bệnh.

Sau đây là 7 loại thực phẩm dinh dưỡng Mogo chia sẻ với các bạn để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày:

1. Cam thảo

Cam thảo là một loại thảo dược truyền thống phổ biến được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý.

Một số nghiên cứu báo rằng rễ cảu cam thảo có đặc tính ngăn ngừa loét và chống loét dạ dày.

Cam thảo có thể kích thích dạ dày và ruột tiết ra nhiều chất nhầy hơn, giúp bảo vệ viêm niên mạc dạ dày. Chất nhày bổ sung cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và giúp giảm đau liên quan đến loét.

Tránh hiểu nhầm rễ cam thảo với kẹo có hương cam thảo. Vì kẹo cam thảo không có khả năng tạo ra những tác dụng tương tự và thường có nhiều đường.

cam thao

2. Mật ong

Mật ong là một thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Bao gồm cải thiện sức khẻo của mắt, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và thậm chí một số loại ung thư.

Mật ong cũng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và thúc đẩy quá trình chữa lành nhiều vết thương, bao gồm cả vết loét.

Hơn nữa, một trong những nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày là vi khuẩn H.Pylori. Các nhà khoa học cho rằng đặc tính khoảng khuẩn của mặt ong có thể chống lại vi khuẩn H.Pylori.

mat ong

3. Tỏi

Tỏi là một thực phẩm rất phổ biến và dễ tìm. Tỏi còn có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa loét và chữa lành nhanh hơn.

Trên tạp chí Phytomeesine của Avicenna cho biết. Ăn hai nhanh tỏi sống mỗi ngày trong 3 ngày đã giúp giảm đáng kể hoạt động của vi khuẩn trong niêm mạc dạ dày của người bệnh bị nhiễm H.Pylori.

toi

4. Nghệ

Nghệ là một gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn ở Việt Nam, dễ dàng tìm thấy. Curcumin, thành phần hoạt chất của nghệ, được cho là có tính chất y học. Thành phần này có đặc đính cải thiện chức năng mạch máu đến giảm viêm và nguy cơ bệnh tim.

Nghệ dường như có tiềm năng điều trị to lớn trong việc ngăn ngừa tổn thương do nhiễm trùng H.Pylori. Cũng có thể giúp tăng tiết chất nhầy, bảo vệ hiệu quả niêm mạc dạ dày chống lại các chất gây kích ứng.

nghe

5. Bắp cải

Bắp cải là một phương thuốc chữa bệnh tự nhiên phổ biến. Các bác sĩ cho biết đã sử dụng nó nhiều thập kỹ trước khi có thuốc kháng sinh giúp chữa lành vết loét dạ dày

Bắp cải rất giàu vitamin C. Một chất chống oxy hóa được chứng minh là giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng H.Pylori. 

Trong một nghiên cứu, 13 người tham gia bị loét dạ dày và đường tiêu hóa trên được cho uống khoảng một lít (946ml) nước ép bắp cải tươi suốt cả ngày. Trung bình, các vết loét của những người tham gia lành lại sau 7-10 ngày điều trị. Thời gian lành nhanh hơn 3,5 đến 6 lần so với thời gian chữa bệnh theo phương pháp điều trị thông thường.

bap cai

6. Chuối

Chuối là một loại quả rất quen thuộc, dễ dàng tìm thấy, giá thành thấp. Trong chuối xanh có chất Sitoindosides, chất này sẽ tăng chất nhầy trong đường tiêu hóa. Nó còn cung cấp một lớp phủ bảo vệ, ngăn ngừa và chữa lành bệnh loét. Đồng thời chuối xanh còn giúp thúc đẩy sự phát triển cảu tế bào trong đường ruột.

Chuối hột xanh hoặc chuối tiêu xanh sau đó thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô và nghiền thành bột mịn. Khi dùng thì bạn cần đem 2 muống bột chuối xanh với 1 muỗng canh mật ong. Dùng hỗn hợp này ba lần một ngày: giữa buổi sáng, giữa trưa và trước khi đi ngủ.

7. Nha đam

Nha đam là một loại cây được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm. Được biết đến rộng rãi với đặc tính kháng khuẩn và làm lành da.

Điều thú vị là nha đam cũng có thể là một phương thuốc hiệu quả chống bệnh viêm loét dạ dày.

Trong một nghiên cứu, dùng thuốc kháng sinh với 3 mg/kg nha đam mỗi ngày. Trong sáu tuần có hiệu quả như phương pháp điều trị thông thường trong việc chữa lành vết viêm loét và giảm mức độ H.Pylori. 

nha dam

Nguồn: Health Line